Bẩn màng là đặc trưng của việc giảm thông lượng dòng thấm qua màng, kết quả là làm tăng trở lực do sự cản trở của lỗ lọc, nồng độ phân cực và sự hình thành lớp bánh bùn. Bẩn màng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự tích lũy các hạt bùn, bám dính các đại phân tử trên bề mặt màng và tắc nghẽn bởi những phân tử nhỏ, và lớp bùn hình thành bởi sự tích lũy các phân tử bùn và đó là nguyên nhân chung nhất để làm giảm thông lượng dòng thấm.
Trong bể phản ứng sinh học màng, sự bẩn màng dẫn tới giảm thông lượng dòng thấm, đặc biệt là sự tích lũy tế bào vi khuẩn sản sinh ra polyme ngoại bào (EPS) trên bề mặt màng.
Ba loại chất bẩn chính gây bẩn màng
- Kết tủa hữu cơ (chất nền sinh học, đại phân tử,...). Đại phân tử có thể là phần tử protein trong nước thải và EPS hoặc chuỗi hữu cơ là sản phẩm phát sinh tử quá trình phân hủy sinh học.
- Kết tủa vô cơ (hydroxit kim loại, muối canxi,...) thay đổi tùy điều kiện môi trường (pH, ion) phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật trong MBR hình thành chất kết tủa. Kết tủa dạng keo (hỗn hợp hydrat hóa của canxi photphat và citrat,...) rất dễ hình thành sự bẩn màng.
- Các hạt (tế bào, mảnh vỡ, bông bùn sinh học,...): các phân tử trong chất lỏng hình thành lớp bánh bùn trên bề mặt màng và kết quả là giảm thông lượng màng.
Theo sách Xử lý nước thải - NXB Xây dựng