Việc ứng dụng màng kết hợp với bể sinh học kỵ khí cũng được chứng minh là một quá trình phù hợp cho xử lý nước thái công nghiệp và đô thị. Cụ thể là quần thể vi khuẩn kỵ khí trong hệ thống sinh học có tốc độ sinh trường chậm hơn quần thể vi khuẩn hiếu khí. Do đó cần phải có thời gian lưu nước khá dài đề ngăn chặn việc rửa trôi sinh khối trong bế kỵ khi xáo trộn hoàn toàn (Fakhru’l-Razi và Noor, 1999). Sinh khối kỵ khí cho khả năng lắng kém do bị khuếch tán và tạo thành vi khuẩn filamentous (Elmaleh và Abdelmoummi, 1998).
Việc phát sinh các khí dư thừa và tăng sinh khối gây nên sự phân tách không hoàn toàn trong bể lắng. Vì vậy, việc kết hợp màng với bể sinh học kỵ khí bằng cách sử dụng các môdul màng UF hay MF để phân tách sau khi bể sinh học kỵ khí được sử dụng để giữ lại toàn bộ sinh khối trong bể và duy trì dòng ra có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan tới việc tạo thành lớp bánh bùn và bẩn mảng sinh học đã hạn chế việc ứng dụng màng trong xử lý kỵ khí.
Nghiên cứu của Choo và Lee (1996) đã chỉ ra rằng chất vô cơ hòa tan kết tủa được xác định là MgNH PO, 6H,O là nguyên nhân dẫn tới sự bẩn màng. Chất này được tạo ra trong suốt quá trình phân hủy kỵ khí và đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo sự kết dính giữa các lớp sinh khối lên bề mặt màng. Một vài nghiên cứu về các quá trình màng kỵ khi để xử lý nhiều loại nước thải đã được thực hiện (Fakhru’l-Razi, 1994; Harada, 1994; Choo and Lee, 1996; Choo and Lee, 1996; Elmaleh and Abdelmoumni, 1998; Fakhru’l-Razi and Noor, 1999).
Theo Sách Xử lý nước thải - NXB Xây Dựng