THUẬN LỢI
Chất lượng xử lý nước
Vấn đề lớn của quá trình bùn hoạt tính là xử lý bùn. Bùn được hình thành là do keo tụ hoặc sự kết hợp lại với nhau của các loại vi khuẩn. Tuy nhiên các chất rắn và keo sẽ được loại bỏ thông qua màng và không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra của hệ thống. Chất lượng nước thải đầu ra không chứa cặn vì vậy cho phép xả trực tiếp vào nguồn nước mặt. Ngoài ra khi sử dụng hệ thống MBR thì tiết kiệm được không gian, bên cạnh đó nước sau xử lý có thể tái sử dụng lại.
Khả năng sản sinh bùn thấp
Các nghiên cứu về MBR cho thấy tỷ lệ sản sinh bùn là thấp nhất. Chaize và Huyard (1991) đã chỉ ra rằng khi xử lý nước thải, lượng bùn sinh ra sẽ giảm đáng kể khi hệ thống được vận hành với SRT cao từ 50 đến 100 ngày. Praderie (1996) đã chỉ ra rằng độ nhớt của bùn tăng theo tuổi tác, điều này hạn chế sự chuyển hóa ôxy trong hệ thống MBR. Do đó nồng độ MLSS chỉ nên vận hành tối đa trong khoảng 15-20 g/l để chuyển hóa ôxy được hiệu quả. Các nghiên cứu bằng kính hiển vi cho thấy rằng tuổi bún tăng lên thì giảm thiểu lượng vi sinh vật như vi khuẩn, luân trùng, giun tròn (Praderier, năm 1996; Pliankam, 1996).
Kiểm soát khác trùng và mùi
Trong quá trình lọc màng, việc loại bỏ các vi khuẩn và virus có thể đạt được mà không cần thêm hóa chất (Pouet và cộng sự, 1994; Langlais và cộng sự, 1992; Kolegaet al, 1991). Bởi vì tất cả các thiết bị xử lý có thể được đậy kín, không có sự phân tán mùi xảy ra.
HẠN CHẾ
Chi phí đầu tư cao, tiêu hao hóa chất cho việc rửa màng. Nhu cầu năng lượng cao để giữ cho thông lượng dòng thấm ổn định hoặc tốc độ dòng chảy ngang trên bề mặt màng cao. Để quá trình MBR có thể hướng đến khả thi trong tương lai, cần thực hiện các nghiên cứu về thông lượng dòng thấm, sinh khối và sự bẩn màng trong hệ thống MBR.
Theo Sách Xử lý nước thải - NXB Xây Dựng